30/09/2023
Đến với làng nghề nặn tò he hơn 300 năm tuổi tại Thôn Xuân La, huyện Phú Xuyên

Hà Nội có một làng nghề thủ công lâu đời, rất độc đáo đó là nghề nặn tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Làng nghề cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 50km, xuôi theo đường Quốc lộ 1A. Đầu thế kỷ XIX là xã Xuân La thuộc tổng Phượng Dực, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng; đầu thế kỷ XX là xã Xuân La (tên Nôm là Chà Xuân), tổng Phượng Vũ, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.

Tính đến nay, làng nghề nặn tò he Xuân La đã được gần 300 năm tuổi. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Cả làng có khoảng 400 hộ làm nghề, giải quyết việc làm cho 1.586 lao động, tổng thu nhập bình quân mỗi năm vào khoảng 4.191 tỷ đồng.

Đã có những khi, tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống… Nhưng cuối cùng, tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt.

Cũng tại ngôi làng này, mới đây, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã chọn làm địa điểm để tổ chức Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp phát huy giá trị nghề sản xuất đồ chơi truyền thống hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long".

Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào Nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền Bắc. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là "đồ chơi chim cò". Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

Theo cách của làng này thì nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10 phần gạo, một phần nếp (phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của sản phẩm nếu thời tiết nóng, hanh khô), trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt. Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh. Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này.

Chỉ cần một động tác và sự khéo tay của nghệ nhân là đã có ngay những màu thật đẹp. Một sản phẩm sẽ được làm ngay sau vài phút trước yêu cầu và sự chứng kiến của người mua. Với khách nước ngoài hay với những người Việt ít biết đến tò he, việc đứng quan sát các nghệ nhân trổ tài quả thật là một điều thú vị. Người làm tò he bây giờ cũng năng động rất nhiều trước thị hiếu của khách hàng. Các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về chủ yếu là các loại cây quả, con giống… mà còn nặn nhiều hình thù phong phú khác: 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như Aladin, Đôrêmon, Pokémon, Tề Thiên, Trư Bát Giới, Na Tra…

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ OCOP
Tài liệu OCOP
1Bộ sản phẩm: Rau, củ, quả, hạt tươi
2Bộ sản phẩm: Thịt, thủy sản, trứng, sữa tươi
3Bộ sản phẩm: Gạo, ngũ cốc, hạt sơ chế khác
4Bộ sản phẩm: Mật ong, mật khác và nông sản thực phẩm khác
5Bộ sản phẩm: Đồ ăn nhanh
6Bộ sản phẩm: Chế biến từ gạo, ngũ cốc
7Bộ sản phẩm: Chế biến từ rau, củ, quả, hạt
8Bộ sản phẩm: Chế biến từ thịt, thủy sản, trứng, sữa, các sản phẩm từ mật ong, mật khác và nông sản thực phẩm khác
9Bộ sản phẩm: Tương, nước mắm, gia vị dạng lỏng khác
10Bộ sản phẩm: Gia vị khác (muối, hành, tỏi, tiêu)
11Bộ sản phẩm: Chè tươi, chè chế biến
12Bộ sản phẩm: Sản phầm trà từ thực vật khác
13Bộ sản phẩm: Cà phê, cacao
14Bộ sản phẩm: Rượu trắng
15Bộ sản phẩm: Đồ uống có cồn khác
16Bộ sản phẩm: Nước khoáng thiên nhiên, nước tinh khiết
17Bộ sản phẩm: Đồ uống không cồn khác
18Bộ sản phẩm: Thực phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền
19Bộ sản phẩm: Mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược
20Bộ sản phẩm: Tinh dầu và thảo dược khác
21Bộ sản phẩm: Thủ công mỹ nghệ
22Bộ sản phẩm: Vải, may mặc
23Bộ sản phẩm: Hoa
24Bộ sản phẩm: Cây cảnh
25Bộ sản phẩm: Động vật cảnh
26Bộ sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch

@ TrangvangVietnam.top - Trang Vàng Việt Nam